LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỐ 41/2024/QH15

Ngày 29 tháng 6 năm 2024, Quốc hội ban hành Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 (Luật BHXH 2024) thay thế Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 (Luật BHXH 2014) và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.

Luật BHXH 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2025 gồm 11 chương, 141 điều (tăng 2 chương và 16 điều so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành). Với nhiều thay đổi lớn, Luật BHXH 2024 hướng tới mục tiêu Bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của Hiến pháp; thể chế hóa quan điểm, đường lối, nội dung cải cách trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các văn kiện, nghị quyết có liên quan; Sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn; Mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích để thu hút người lao động tham gia BHXH. Cụ thể, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có 9 điểm mới trọng tâm sau đây:

1. Điều chỉnh, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

2. Thay đổi về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối thiểu, tối đa

 Tại Luật BHXH 2024, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Trong đó, mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH thay vì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng lương tối thiểu vùng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở theo Luật BHXH 2014.

Theo đó, tại Luật BHXH 2024 đã quy định cụ thể về “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”, cụ thể:

  • Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
  • Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Thay đổi về đóng, hưởng chế độ BHXH

4. Rút ngắn thời gian cấp sổ BHXH lần đầu

 Luật BHXH 2024 quy định cơ quan BHXH cấp sổ BHXH lần đầu trong 05 ngày làm việc (hiện hành là 20 ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp không cấp sổ BHXH thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng

Trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 là loại hình BHXH do ngân sách nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trong đó giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi (hiện hành là 80 tuổi).

Riêng đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

6. Cụ thể hóa biện pháp xử lý chậm đóng/ trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Với mục đích quản lý chặt chẽ hơn các vi phạm chậm đóng/trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Luật BHXH 2024 bổ sung quy định giải thích chi tiết hành vi chậm đóng/trốn đóng, cụ thể:

– Đồng thời, Luật BHXH 2024 bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng/trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền và số ngày chậm đóng/trốn đóng.

– Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (đối với vi phạm trốn đóng), đồng thời không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

7. Giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu

Luật BHXH 2024 giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu xuống còn từ đủ 15 năm để được hưởng lương hưu hằng tháng, thay vì phải đóng BHXH từ đủ 20 năm theo Luật BHXH 2014.

8. Điều chỉnh quy định mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

9. Khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần. Người lao động đã chấm dứt tham gia BHXH mà có đề nghị thì hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
  • Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày 1/7/2025, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

Người lao động không hưởng BHXH một lần mà bảo lưu thời gian đóng để tiếp tục tham gia thì có cơ hội được thụ hưởng các quyền lợi cao hơn như:

  • Khi tiếp tục tham gia được hưởng các chế độ với mức hưởng cao hơn;
  • Được hưởng lương hưu với điều kiện dễ dàng hơn;
  • Trong thời gian hưởng lương hưu được Quỹ BHXH đóng BHYT;
  • Được hưởng trợ cấp hằng tháng khi không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội;
  • Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được ngân sách Nhà nước đóng BHYT.